1. Chuẩn bị
- Giáo viên:
+ Tài khoản Gmail (tài khoản cá nhân đăng ký thông thường số
lượng học sinh học cùng lúc nhiều nhất 100 học sinh, 150 học sinh nếu là tài
khoản G-suite, xem giới hạn số lượng tại đây),
+ Camera, Micro (thông thường có tích hợp trên Laptop)
- Học sinh:
+ Cài đặt sẵn phần mềm Google Meet trên điện thoại (tải về từ
CH Play)
+ Tham gia nhóm Zalo của lớp để dễ dàng nhận Link học trực
tuyến
2. Tạo lớp học và lấy link gửi cho học sinh
Có nhiều
cách để đăng nhập sử dụng Google Meet trên máy tính như: Vào trang
https://meet.google.com từ trình duyệt web (khuyến nghị nên dùng Google Chrome, các trình duyệt khác như Cốc Cốc, Firefox dễ bị lỗi khi đăng nhập); vào từ
hộp thư Gmail…Xin giới thiệu cách đơn giản:
Đầu
tiên truy cập vào trang tìm kiếm Google, nháy chuột vào nút lệnh hình 9 chấm nhỏ
(hình dưới) rồi chọn Meet…
Để tạo
một cuộc họp, tiết dạy học trực tuyến thầy (cô) nháy chuột vào “Bắt đầu cuộc họp”…
(nếu là người dự họp, thầy cô sẽ nhập mã nhận được từ người
chủ trì vào ô bên cạnh, ô “Nhập mã cuộc họp”)
Thầy cô
sẽ đăng nhập bằng tài khoản Gmail và mật khẩu…
(Thông thường. nếu máy tính thầy cô đăng nhập sử dụng mail sẽ
được lưu sẵn trên trình duyệt và tự động đăng nhập mà không phải thực hiện bước
này)
Thầy (cô) tiến hành đăng nhập bằng tài khoản Gmail (tài khoản
Google)…
Màn hình dạy học trực tuyến hiện ra như hình dưới, thầy cô sẽ
sao chép đường link để gửi cho học sinh truy cập vào lớp học…
(Đường link dạng: meet.google.com/nzc-qzg- …)
Đường link lớp học gửi qua nhóm Zalo có dạng như hình minh họa
dưới:
Khi học sinh chọn vào đường link trên nhóm Zalo, giao diện
hiện ra như hình dưới và chọn tiếp “Yêu cầu tham gia” và đợi giây lát…
(Lưu ý: Nếu điện thoại học sinh chưa cài đặt phần mềm Google
Meet thì sẽ dẫn đến ứng dụng CH Play để cài; sau khi cài xong có thể chọn đường
link để tiếp tục vào lớp học)
Màn hình người dạy (người chủ trì) sẽ hiện thông báo: “Ai đó
muốn tham gia cuộc gọi này”…Thầy cô nhấn vào “Chấp nhận”…
Đến đây trên màn hình của thầy cô sẽ hiện hai khung hình: Ở
giữa là màn hình trình chiếu của giáo viên, cột bên phải là màn hình của học
sinh…
Trên cửa sổ làm việc của phần mềm có một số chức năng sau:
(1) Bật/ tắt Mic khi nháy chọn
(2) Bật/ tắt Camera khi nháy chọn
(3) Giơ tay phát biểu (khi học sinh nháy chọn nút này thì
màn hình giáo viên sẽ hiển thị dấu hiệu có học sinh giơ tay muốn phát biểu)
(4) Rời khỏi cuộc họp, tiết học
(5) Chọn màn hình để chia sẻ cho học sinh nhìn thấy. Nếu
không chọn chia sẻ màn hình ở mục này thì màn hình của học sinh sẽ chỉ có biểu
tượng tài khoản giáo viên hoặc hình của giáo viên nếu có bật Camera…
Màn hình chia sẻ sau khi chọn “Toàn bộ màn hình của bạn”…
Thầy cô cũng có thể thay đổi một số cài đặt nâng cao khác
(nháy nút ba chấm như hình dưới) như:
- Bảng trắng: Màn hình sẽ trở thành màu trắng và có công cụ
như viết, tẩy để thao tác vẽ viết…(thích hợp cho dùng kèm bảng vẽ điện tử)
- Ghi lại cuộc họp
- Thay đổi nền: Thay đổi ảnh nền sau lưng của GV bằng một ảnh
khác khi dùng Camera ghi hình trực tiếp (Nếu thầy cô dùng phông xanh thì hình của
thầy cô sẽ rõ ràng và đẹp hơn)
Một số mẫu ảnh nền phía sau giáo viên…(hình dưới)
Kết thúc tiết học…
Để sử dụng hiệu quả Google Meet để dạy trực tuyến, xin gợi ý
thầy cô có thể kết hợp với:
- Google Form để điểm danh (gửi link cho học sinh tự vào gõ
tên, lớp để điểm danh)
- Quizizz, Azota, liveworksheets… để giao bài tập
về nhà
- ClassPoint để tương tác trực tiếp trong quá trình học tập
thông qua câu hỏi trình chiếu trên PowerPoint của giáo viên
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!
Đăng nhận xét