Google
Meet là phần mềm được nhiều giáo viên chọn
để sử dụng dạy trực tuyến trong mùa dịch năm học 2021 – 2022. Với giao diện đơn
giản, thiết lập dễ dàng, có nhiều tiện ích đi kèm (của bên thứ 3) cơ bản đã đáp
ứng tốt nhu cầu dạy và học trực tuyến. Tuy nhiên việc triển khai ở trường học
cũng gặp không ít khó khăn như:
- Khi
triển khai nhiều môn học nhất là cấp THCS, THPT sẽ gặp khó khăn khi mỗi giáo
viên tự tạo phòng học
- Số ít
trường hợp giáo viên có tuổi, ít tiếp cận CNTT cũng gặp một chút khó khăn khi
bước đầu làm quen với dạy trực tuyến như: Tự tạo phòng, gửi link, chấp nhận học
sinh vào phòng, quản lý học sinh…
- Việc
quản lí của BGH cũng gặp khó khăn…
Sau đây
là một số kinh nghiệm mà mình đã áp dụng khá hiệu quả khi triển khai hệ thống
Google Meet cho trường trong những ngày đầu dạy trực tuyến. quá trình thực hiện
như sau:
Bước 1:
Dùng một tài khoản Gmail chung để tạo phòng học cho tất cả các lớp.
- Học sinh: Lấy link phòng học gửi cho học sinh qua nhóm Zalo
(mình chuyển link thành mã QR code để học sinh có thể dễ dàng dùng Zalo quét mã
vào phòng)
- Giáo viên: Dùng tài khoản Gmail
chung để đăng nhập vào phiên làm việc của trình duyệt Google Chrome và đặt các
link phòng học các lớp lên thanh công cụ Google Chrome bằng chức năng đánh dấu
thẻ tab. Khi thực hiện thiết lập này thì giáo viên đăng nhập bằng khoản Mail
chung trên bất kỳ máy tính nào cũng có giao diện giống nhau và đều nhìn thấy
các link lớp học.
Bước 2:
Cài đặt thêm một số tiện ích trên phiên làm việc của tài khoản mail chung
- Chấp
nhận tự động vào phòng: Tiện ích này giúp giáo viên không mất thời gian ngồi bấm
“chấp nhận” cho học sinh vào phòng
- Điểm
danh, chấm chuyên cần của học sinh: Ghi nhận học sinh tham gia bao nhiêu phần trăm
tổng thời lượng buổi học…
Như vậy,
với cách làm này học sinh chỉ cần lấy mã QR code của phòng mình để vào phòng.
Giáo viên chỉ cần nhớ tài khoản mail chung để đăng nhập phiên làm việc trên
Google Chrome, khi đăng nhập xong thì thanh công cụ Chrome đã hiện ra các đường
link phòng học các khối lớp và chỉ cần click chuột vào là có thể vào phòng. BGH
muốn xem giáo viên giảng dạy thế nào thì chỉ cần lấy tài khoản chung và vào
phòng bất kỳ khi nào cần…
Sau đây
là hướng dẫn chi tiết cách cài đặt như trên:
1. TẠO
PHÒNG HỌC BẰNG MAIL CHUNG VÀ CÀI ĐẶT PHIÊN LÀM VIỆC TRÊN CHROME
Đầu
tiên, dùng một tài khoản Gmail dùng chung để đăng nhập phiên làm việc trên
trình duyệt Chrome. Nháy chuột vào biểu tượng tài khoản phiên làm việc như hình dưới (chú ý
đăng nhập cả hai như hình dưới)
Nháy chọn
vào mục “Thêm”…(phiên bản tiếng anh là “Add”)
Tiếp
theo, thầy cô đăng nhập bằng tà khoản và mật khẩu mail dùng chung. Sau khi đăng
nhập, thầy cô tiến hành tạo phòng họp…
Để cố định link phòng họp trên thanh công cụ, thầy cô chọn khối chứa link (bôi đen), kéo thả chuột đường link xuống thanh công cụ…
Lúc này,
đường link sẽ nằm trên thanh công cụ (thật ra đây chính là đánh dấu trang web).
Nháy chuột phả vào link để chỉnh sửa tên gợi nhớ phòng họp các lớp…
Lưu ý: Sửa tên gợi nhớ và giữ nguyên đường link…
Tương tự, thầy cô tạo thêm cho mỗi lớp một phòng riêng và cố định link trên thanh công cụ như bước trên…
Sau khi
thực hiện tạo link cho tất cả các lớp, thầy cô sẽ được các nút lệnh nằm trên
thanh công cụ của Google Chrome.
Một điều
quan trọng đặt biệt là “…tất cả giáo viên đều nhìn thấy các phòng họp này khi đăng
nhập bằng tài chung trên BẤT KỲ MÁY TÍNH nào…”
Nếu giáo
viên đăng nhập phiên làm việc bằng tài khoản mail dùng chung; mà chưa thấy các
phòng họp tạo sẵn cố định trên thanh công cụ thì chọn đồng bộ như hình dưới…
2. TẠO QR CODE CHỨA LINK ĐỂ GỬI CHO HỌC SINH
Giáo
viên có thể gửi link cho học sinh mỗi lớp, hoặc có thể chuyển link thanh mã QR
code để học sinh dễ dàng lưu trữ như file ảnh. Truy cập bằng cách dùng zalo
quét mã vào lớp. Để tạo QR code miễn phí, thầy cô vào google gõ “tạo Qrcode” để
tìm kiếm trang web. Có rất nhiều trang giúp tạo QR code miễn phí…ở đây mình chọn
trang https://qrcode-gen.com …
Tiếp
theo, sao chép mã phòng học, dán vào ô số (3) nhấn “Tạo QR code” và “Tải về”
Thầy cô có thể dùng phần mềm Paint trên máy tính để thêm chú thích cho QR code để dễ phân biệt…Như vậy mỗi phòng họp của lớp sẽ có một mã QR code, học sinh lưu lại và truy cập dễ dàng.
2. CÀI ĐẶT
MỘT SỐ TIỆN ÍCH CẦN THIẾT CHO DẠY TRỰC TUYẾN BẰNG GOOGLE MEET
1.1 Tiện ích tự động chấp nhận học
sinh vào phòng
Để cài đặt
thêm các tiện ích cho Chrome, thầy cô vào “Ứng dụng”, chọn tiếp “Web Store” như
hình dưới…
Gõ vào ô
tìm kiếm tiện ích “Meet auto admit”, nháy chọn vào tiện ích...
Chọn thêm tiện ích…
Để cài đặt
chế độ tự động chấp nhận học sinh vào phòng, thầy cô chọn như hình bên dưới…
Thầy cô
xóa chữ “Admit” và gõ vào “Chấp nhận” như hình dưới…
Xong bước
này, thầy cô đã thiết lập thành công tiện ích. Khi học sinh quét mã vào phòng sẽ
tự động chấp nhận.
1.2 Điểm danh, chấm chuyên cần của học
sinh
Để cài đặt thêm các tiện ích cho
Chrome, thầy cô vào “Ứng dụng”, chọn tiếp “Web Store” … Gõ vào ô tìm kiếm tiện
ích “Google Meet Attendance Tracker” và chọn tiện ích…
Sau khi
thêm tiện ích xong, trên màn hình phòng họp sẽ có một nút lệnh lớn màu đỏ như
hình dưới…
Khi bắt
đầu buổi học, thầy cô nháy chuột vào nút màu đỏ sẽ chuyển sang màu xanh và bắt
đầu quá trình ghi nhận thời gian tham gia của học sinh…
Cuối giờ
học, thầy cô nháy vào nút màu xanh để dừng…Một danh sách các lần ghi nhận
chuyên cần của học sinh hiện ra…Để xem chi tiết, thầy cô chọn nút “View Report”
như hình dưới…
Đến đây,
thầy cô có thể xem tỉ lệ chuyên cần của học sinh hoặc có thể tải về danh sách
này…
Tóm lại, đây là giải pháp mình đã và
đang áp dụng trong dạy học trực tuyến, có nhiều ưu điểm. Hy vọng đây sẽ là một gợi ý cho quý thầy cô trong quá trình lựa chọn để giảng dạy trực tuyến cho học
sinh.
Xin quý thầy cô để lại ý kiến dưới
bình luận. Chân thành cảm ơn!
Đăng nhận xét